Hóa Đơn Điện Tử
Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử phải đáp ứng các nội dung quy định dưới đây:
Tính pháp lý của Hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử được phát hành có giá trị pháp lý như hóa đơn giấy. Đáp ứng đầy đủ những quy định của tổng cục thuế cũng như quy đinh của bộ tài chính và đáp ứng đầy đủ luật giao dịch. ( Theo các quy định tại Thông tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/05/2013, thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn khởi tạo và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ).
Hóa đơn điện tử là một trong 3 hình thức hóa đơn được chính Phủ quy định theo nghị định số 51/2010/ NĐCP ngày 14/05/2010 về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ. Theo Nhị định thỉ 3 hình thức hóa đơn đó là:
- Hóa đơn tự in (Hóa đơn giấy).
- Hóa đơn đặt in (Hóa đơn giấy).
- Hóa đơn điện tử.
Nội dung thể hiện trên Hóa đơn điện tử
- a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn; Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
- b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
- c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
- d) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.
- e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
- g) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị. Trường hợp không có quy định cụ thể giữa người mua và người bán về ngôn ngữ sử dụng trong việc lập hóa đơn điện tử để xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thì ngôn ngữ được sử dụng trên hóa đơn điện tử (hóa đơn xuất khẩu) là tiếng Anh.
Trường hợp sử dụng dấu phân cách là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị để ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải ghi rõ tại Thông báo phát hành hóa đơn điện tử nội dung này.
Các nội dung quy định từ điểm b đến điểm d khoản 1 Điều này phải phản ánh đúng tính chất, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, xác định được nội dung hoạt động kinh tế phát sinh, số tiền thu được, xác định được người mua hàng (hoặc người nộp tiền, người thụ hưởng dịch vụ…), người bán hàng (hoặc người cung cấp dịch vụ…), tên hàng hóa dịch vụ – hoặc nội dung thu tiền.
- Một số trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
- d) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.
- e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
- g) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị. Trường hợp không có quy định cụ thể giữa người mua và người bán về ngôn ngữ sử dụng trong việc lập hóa đơn điện tử để xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thì ngôn ngữ được sử dụng trên hóa đơn điện tử (hóa đơn xuất khẩu) là tiếng Anh. Trường hợp sử dụng dấu phân cách là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị để ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải ghi rõ tại Thông báo phát hành hóa đơn điện tử nội dung này.Các nội dung quy định từ điểm b đến điểm d khoản 1 Điều này phải phản ánh đúng tính chất, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, xác định được nội dung hoạt động kinh tế phát sinh, số tiền thu được, xác định được người mua hàng (hoặc người nộp tiền, người thụ hưởng dịch vụ…), người bán hàng (hoặc người cung cấp dịch vụ…), tên hàng hóa dịch vụ – hoặc nội dung thu tiền.
Lợi ích của việc sử dụng hóa đơn điện tử
– Giảm chi phí in ấn, gửi, bảo quản, lưu trữ, khai thác hóa đơn.
– Thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu, quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, kê khai, nộp thuế.
– Quá trình thanh toán nhanh hơn.
– Góp phần bảo vệ môi trường.
Các đặc điểm hóa đơn điện tử so với hóa đơn tự in hiện đang áp dụng
STT |
Đặc điểm |
Hóa đơn điện tử |
Hóa đơn tự in |
1 |
Ký hiệu Hóa đơn |
Chữ E |
Chữ T |
2 |
Số liên Hóa đơn |
Không có số liên |
2 liên |
3 |
Chữ ký trên Hóa đơn |
Chữ ký số (chữ ký điện tử) |
Chữ ký tay |
4 |
Hình thức Hóa đơn |
Lưu trữ bản mềm Hóa đơn điện tử, không cần phải in ra giấy |
In hóa đơn giấy |
5 |
Phương thức nhận Hóa đơn |
Nhận hóa đơn bản mềm qua Email hoặc qua web Portal với user và password được cấp |
Nhận bản cứng tại các kênh giao dịch của Đơn vị |
6 |
Thời gian lưu trữ hóa đơn |
10 năm trên hệ thống |
10 năm trên hệ thống + Bản cứng vật lý |
7 |
Hóa đơn ghi song ngữ có được không |
Có |
Có |
8 |
Hóa đơn sai sót |
Lập hóa đơn thay thế hoặc lập biên bản điều chỉnh Hóa đơn |
Lập Hóa đơn điều chỉnh hoặc lập biên bản điều chỉnh Hóa đơn |
9 |
Hóa đơn phục vụ đi đường |
Sử dụng Hóa đơn chuyển đổi của Hóa đơn điện tử. Chỉ in được 1 lần duy nhất. |
Hóa đơn giấy |
Điều kiện, thủ tục phát hành Hóa đơn điện tử
- Những điều kiện để doanh nghiệp được phát hành Hóa đơn điện tử:
– Là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện, hiện có giao dịch điện tử với cơ quan thuế, giao dịch điện tử với ngân hàng
– Có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật;
– Có địa điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ hóa đơn điện tử;
– Có đội ngũ người thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định;
– Có địa điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ hóa đơn điện tử;
– Có đội ngũ người thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định.
- Thủ tục để doanh nghiệp phát hành hóa đơn điện tữ:
Bước 1: Biên bản họp hội đồng thành viên (nếu là Cty TNHH 2TV) hoặc hội đồng quản trị (nếu là Cty Cổ phần). về áp dụng hóa đơn điện tử.
Bước 2: Quyết định áp dụng hóa đơn điện tử (theo mẫu từng nhà cung cấp hóa đơn điện tử):
-
- Tên hệ thống thiết bị (tên các phương tiện điện tử), tên phần mềm ứng dụng dùng để khởi tạo, lập HĐĐT.
- Bộ phận kỹ thuật hoặc tên nhà cung ứng dịch vụ chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật HĐĐT, phần mềm ứng dụng;
- Quy trình khởi tạo, lập, luân chuyển và lưu trữ dữ liệu HĐĐT trong nội bộ tổ chức.
- Trách nhiệm của từng bộ phận trực thuộc liên quan việc khởi tạo, lập, xử lý, luân chuyển và lưu trữ dữ liệu HĐĐT trong nội bộ tổ chức bao gồm cả trách nhiệm của người được thực hiện chuyển đổi HĐĐT sang hóa đơn giấy.
Bước 3: Thông báo phát hành hóa đơn điện tử trên trang web của tổng cục thuế.